Niêm yết công khai 14 TTHC thuộc lĩnh vực Tư pháp - Chứng thực

UBND phường Hà Cầu công khai kết quả rà soát, tổng hợp TTHC thuộc lĩnh vực Tư pháp - Chứng thực đang được thực hiện tại bộ phận "Một cửa" của UBND phường.

LĨNH VỰC CHỨNG THỰC

Thủ tục số 27: Cấp bản sao từ sổ gốc

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình các giấy tờ phục vụ cho yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ theo quy định.

+ Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc.

+ Trong trường hợp không tìm thấy sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức đang lưu giữ sổ gốc có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

+  Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc qua bưu điện (nếu nộp qua bưu điện).

Cách thức thực hiện

Lựa chọn một trong các cách thức:

- Nộp hồ sơ trực tiếp;

- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ

+ Trường hợp nộp trực tiếp thì xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng, phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.

+ Trường hợp người yêu cầu là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính; cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

Số lượng

Tùy theo yêu cầu của công dân.

Thời gian giải quyết

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện

Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc.

Kết quả

Bản sao được cấp từ sổ gốc

Lệ phí

 

Tên mẫu đơn

Không

Yêu cầu, điều kiện

Phải có sổ gốc

 

Căn cứ pháp lý

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Thủ tục số 28: Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản sao từ bản chính chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính” – UBND cấp xã.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chíh giấy tờ, văn bản không được dung làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định.

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dẫu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện

Lựa chọn một trong các cách thức:

- Nộp hồ sơ trực tiếp;

- Nộp hồ sơ trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.hanoi.gov.vn

Thành phần hồ sơ

Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

Số lượng

01 bộ

Thời gian giải quyết

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo hoặc phải kéo dài thời gian theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

 

Cơ quan thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện có thẩm quyền

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện; Bộ phận một cửa UBND cấp xã

 

Kết quả thực hiện

Bản sao được chứng thực từ bản chính.

 

Phí

Mô tả

Mức phí

Tại Phòng Tư pháp: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính

2.000 đồng/trang

Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản

10 USD/bản

Tại Tổ chức hành nghề công chứng: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

2.000 đồng/trang

Tên mẫu đơn

Không

Yêu cầu, điều kiện

Bản chính giấy tờ, văn bản cần chứng thực.

Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

+ Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Căn cứ pháp lý

 Thông tư 264/2016/TT-BTC

     

Thủ tục số 29: Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)

Trình tự thực hiện

+ Người có yêu cầu chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký, không thể điểm chỉ được phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo Tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy  nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Đối với trường hợp chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký, không thể điểm chỉ được tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Thành phần hồ sơ

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký/điểm chỉ. Trường hợp chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì có quyền yêu cầu người yêu cầu chứng thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt nội dung của giấy tờ, văn bản đó (bản dịch không cần công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch).

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Số lượng

01 bộ

Thời gian giải quyết

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân

Cơ quan thực hiện

UBND cấp huyện, cấp xã

 

Kết quả

Giấy tờ, văn bản được chứng thực chữ ký/điểm chỉ.

Lệ phí

- 10.000đ/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

Tên mẫu đơn

- Không

Yêu cầu, điều kiện

Trường hợp không được chứng thực chữ ký:

+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

+ Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

+ Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ pháp lý

 Thông tư 264/2016/TT-BTC

Thủ tục số 30: Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực xuất trình giấy tờ tuỳ thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và nộp 01 bộ hồ sơ.

+ Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

+ Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

+ Cơ quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế , huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp huyện, cấp xã

Thành phần, số lượng

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

+ Trong trường hợp nội dung sửa đổi, bổ sung có liên quan đến tài sản thì người yêu cầu chứng thực phải nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe doạ đến tính mạng.

Thời hạn giải quyết

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện

UBND cấp huyện, cấp xã

Kết quả thực hiện

Hợp đồng, giao dịch được chứng thực

Lệ phí

30.000 đồng/ hợp đồng, giao dịch.

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Căn cứ pháp lý

 Thông tư 226/2016/TT-BTC

 

Thủ tục số 31: Thủ tục sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ.

+ Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.

+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện

Lựa chọn một trong các cách thức:

- Nộp hồ sơ trực tiếp;

- Nộp hồ sơ trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.hanoi.gov.vn

Thành phần hồ sơ

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình bản chính để đối chiếu);

+ Văn bản thỏa thuận về việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

+ Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình bản chính để đối chiếu).

Số lượng

01 bộ

Thời hạn giải quyết

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện

UBND cấp huyện, cấp xã

Kết quả

Hợp đồng, giao dịch được sửa lỗi kỹ thuật

Lệ phí

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

Không

Căn cứ pháp lý

        Nghị định 23/2015/NĐ-CP

  Thông tư 226/2016/TT-BTC

Thủ tục số 32: Thủ tục cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình các giấy tờ theo quy định.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch xuất trình.

+ Cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chụp từ bản chính hợp đồng, giao dịch đang được lưu trữ và thực hiện chứng thực như sau:

* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại  UBND cấp huyện, cấp xã

Thành phần, số lượng

Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Thời hạn giải quyết

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện lưu trữ hợp đồng, giao dịch; Bộ phận một cửa UBND cấp xã lưu trữ hợp đồng, giao dịch

 

Cơ quan thực hiện

UBND cấp huyện, cấp xã lưu trữ hợp đồng, giao dịch.

Kết quả thực hiện

Bản sao hợp đồng, giao dịch được chứng thực

Lệ phí

2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu  1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

Không

Căn cứ pháp lý

Thông tư 226/2016/TT-BTC

Thủ tục số 33: Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở.

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Thành phần hồ sơ, Số lượng

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian giải quyết

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện

Hợp đồng, giao dịch được chứng thực

Phí

50.000đồng/hợp đồng,giao dịch

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa UBND cấp xã

 

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

 

 

Căn cứ pháp lý

                  Nghị định 23/2015/NĐ-CP

 Thông tư 226/2016/TT-BTC

Thủ tục số 34: Thủ tục chứng thực di chúc

Trình tự thực hiện:

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

     Cá nhân, tổ chức

 

Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã 

Kết quả thực hiện

Di chúc được chứng thực

 

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa UBND cấp xã

 

P

50.000đồng/di chúc

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

 

Căn cứ pháp lý

+       Nghị định 23/2015/NĐ-CP

        Thông tư 226/2016/TT-BTC

Thủ tục số 35: Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người từ chối nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực

+ Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản từ chối có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản. Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản từ chối nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản từ chối nhận di sản với tư cách là người phiên dịch.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa UBND cấp xã

 

Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã 

Kết quả thực hiện

Văn bản từ chối nhận di sản được chứng thực

P

50.000đồng/văn bản

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

 

Căn cứ pháp lý

+     

       Nghị định 23/2015/NĐ-CP

  Thông tư 226/2016/TT-BTC

Thủ tục số 36: Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia thỏa thuận phân chia di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Các bên tham gia thỏa thuận phân chia di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản thỏa thuận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản thỏa thuận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản thỏa thuận nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản thỏa thuận với tư cách là người phiên dịch.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Thành phần, số lượng

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã 

Kết quả thực hiện

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được chứng thực

P

50.000đồng/văn bản

Lệ phí

Không có thông tin

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa UBND cấp xã

 

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

 

Căn cứ pháp lý

+     Nghị định 23/2015/NĐ-CP

 Thông tư 226/2016/TT-BTC

Thủ tục số 37: Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở

Trình tự thực hiện

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản khai nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Các bên tham gia khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản khai nhận di sản. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản khai nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản khai nhận với tư cách là người phiên dịch.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Thành phần, số lượng

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo văn bản khai nhận di sản;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp văn bản khai nhận di sản liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa UBND cấp xã

 

Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã 

Kết quả thực hiện

Văn bản khai nhận di sản được chứng thực

Phí

50.000đồng/văn bản

Lệ phí (nếu có)

Không có thông tin

Tên mẫu đơn,  tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện

 

Căn cứ pháp lý

+    Nghị định 23/2015/NĐ-CP

  Thông tư 226/2016/TT-BTC

 

Thủ tục số 38. Liên thông thủ tục hành chính về Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi (trường hợp trẻ có cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng, chăm sóc có đăng ký thường trú trên địa bàn cấp huyện)

 

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (Bộ phận Một cửa) - UBND cấp xã.

Bước 2: Cán bộ 1 cửa kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc tiếp nhận đối với hồ sơ đảm bảo yêu cầu theo quy định; ghi giấy hẹn cho công dân.

- Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Bước 3: Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ tới cơ quan chuyên môn theo quy định.

Cụ thể:

- Chuyển hồ sơ tới cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thực hiện việc cấp đăng ký khai sinh;

- Sau khi nhận kết quả đăng ký khai sinh từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch (01 bản chính và 02 bản sao Giấy khai sinh), cán bộ Một cửa lập hồ sơ đăng ký thường trú và hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Công an cấp huyện (qua cơ quan Công an cấp xã) và Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

Bước 4:

- Công an cấp huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do UBND cấp xã chuyển tới (qua công an cấp xã); thực hiện việc đăng ký thường trú và chuyển kết quả tới UBND cấp xã theo thời gian quy định.

- Bảo hiểm xã hội cấp huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do UBND cấp xã chuyển tới; thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế và chuyển kết quả cho UBND cấp xã trong thời gian quy định.

- Trường hợp cơ quan Công an hoặc Bảo hiểm xã hội có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì cần thông báo tới UBND cấp xã để kịp thời thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 5: Sau khi nhận kết quả từ Công an cấp huyện và BHXH cấp huyên, bộ phận Một cửa tiếp nhận, vào sổ và chuyển trả kết quả cho công dân theo thời gian quy định (Giấy khai sinh; sổ hộ khẩu và thẻ bảo hiểm y tế).

Chú ý:

- Trường hợp công dân có yêu cầu thực hiện nhận kết quả từng loại thủ tục trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết (nhận Giấy khai sinh tại UBND cấp xã; nhận Thẻ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện ; nhận Sổ hộ khẩu tại Công an cấp huyện) thì khi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã phải yêu cầu cụ thể để ghi vào Phiếu hẹn.

- Trường hợp công dân yêu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện (nếu có) thì khi nộp hồ sơ công dân đăng ký tại Bộ phận Một cửa và nhận kết quả tại nhà theo yêu cầu.

 

 

Cách thức thực hiện

Cách 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ liên thông trực tiếp tại bộ phận Một cửa - UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của cha /mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

Cách 2: Trường hợp người có yêu cầu thực hiện liên thông không trực tiếp nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay tại bộ phận Một cửa - UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của cha /mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

- Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.

- Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.

Chú ý: Công dân có thể lựa chọn việc thực hiện các thủ tục này theo hình thức liên thông hoặc thực hiện từng thủ tục riêng lẻ.

 

 

Thành phần hồ sơ

STT

Loại giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

1

1. Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu);

1

2

2. Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; - Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

1

3

3. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định)

1

4

4. Sổ hộ khẩu của cha, mẹ (bản chính). - Trường hợp trẻ đăng ký thường trú theo mẹ thì nộp Sổ hộ khẩu của mẹ (bản chính); - Trường hợp trẻ đăng ký thường trú theo cha thì nộp Sổ hộ khẩu của cha (bản chính); - Trường hợp trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ không còn cha, mẹ mà đăng ký thường trú theo người nuôi dưỡng thì nộp Sổ hộ khẩu của người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (bản chính). - Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú khác với nơi đăng ký thường trú của cha, mẹ, thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ trẻ (bằng văn bản); Sổ hộ khẩu (bản chính) của nơi trẻ đăng ký thường trú đến; Các tài liệu chứng minh cha, mẹ trẻ không có khả năng nuôi dưỡng và các tài liệu chứng minh mối quan hệ ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, cậu, bác ruột. - Trên cơ sở danh sách của cơ quan Bảo hiểm xã hội, người yêu cầu thực hiện thủ tục lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ em, thông báo tới cán bộ một cửa

ể tiếp nhận yêu cầu của người dân về việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi nhận lên Tờ khai đăng ký khai sinh; Danh sách người tham gia BHYT theo (Mẫu D03-TS).

1

5

5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiệ

 việc đăng ký khai sinh.

1

6

B. GIẤY TỜ PHẢI XUẤT TRÌNH 1. Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; 2. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). C. CHÚ Ý - Đối với hồ sơ đăng ký thường trú: tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan Công an cấp huyện có hướng dẫn về thành phần hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật về đăng ký thường trú. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ, công chức Một cửa sẽ phân loại và chuyển các giấy tờ cần thiết tới các cơ quan thực hiện thủ tục trong quá trình liên thông Cụ thể: 1. Hồ sơ đăng ký khai sinh chuyển cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã gồm: giấy tờ số 1 và số 2 trong thành phần hồ sơ giấy tờ phải nộp. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú (thực hiện sau khi nhận được Giấy khai sinh và 02 bản sao Giấy khai sinh từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã) gồm: Bản sao giấy khai sinh; giấy tờ số 3 và 4 trong thành phần hồ sơ giấy tờ phải nộp. 3. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế (thực hiện sau khi nhận được Giấy khai sinh và 01 bản sao Giấy khai sinh từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã) gồm: file đính kèm do UBND cấp xã gửi bằng giao dịch điện tử qua đường mạng internet (chuyển trước); Bản sao Giấy khai sinh

à Danh sách người tham gia BHYT theo (Mẫu D03-TS) chuyển sau.

 

 

Số bộ hồ sơ

01

 

 

Phí

Không có thông tin

 

 

Lệ phí

Mô tả

Mức lệ phí

Cấp Giấy khai sinh và Thẻ bảo hiểm y tế.

Miễn lệ phí

- Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch:

Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là Phí cấp bản sao Trích lục hộ tịch

(Theo Nghị Quyết 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

8.000 đồng/bản sao trích lục/ s

 kiện hộ tịch đã đăng ký

Lệ phí đăng ký thường trú lần đầu.

Miễn lệ phí

Những trường hợp đăng ký thường trú còn lại

thu lệ phí theo quy định hiện hành.

Những trường hợp miễn hoặc không thu lệ phí:

- Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

- Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, thực hiện tại UBND cấp xã.

 

Miễn lệ phí

 

 

Mức giá

Không có thông tin

 

 

Thời hạn giải quyết

1. Thời hạn thực hiện tổng thể

- Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định đối với thủ tục liên thông về đăng ký khai sinh; đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi.

- Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định đối với việc thực hiện liên thông các thủ tục về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh từ 01 đến 60 ngày tuổi mà có bố, mẹ cùng hộ khẩu.

- Trường hợp hồ sơ hoặc thông tin không đảm bảo theo quy định, Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu cơ quan Công an hoặc Bảo hiểm y tế thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.

- Trường hợp trụ sở UBND cấp xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc Công dân cấp huyện từ 50 lần trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa có kết nối internet thì thời hạn trả kết quả được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

2. Thời hạn cụ thể của từng thủ tục trong quá trình thực hiện liên thông tại các đơn vị:

- Thời hạn giải quyết thủ tục khai sinh của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã:

+ Giải quyết ngay trong ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.

- Thời hạn lập hồ sơ chuyển cơ quan công an cấp huyện và Bảo hiểm y tế cấp huyện của cán bộ, công chức 1 cửa: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký khai sinh (01 bản chính và 02 bản sao Giấy khai sinh) từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch.

- Thời hạn giải quyết đăng ký thường trú cho trẻ của cơ quan Công an cấp huyện:

+ 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến.

+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến đối với trường hợp đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh từ 01 đến 60 ngày tuổi mà có bố, mẹ cùng hộ khẩu.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo thì ngay sau khi tiếp nhận, cơ quan Công an thông báo cho UBND cấp xã biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại Cơ quan Công an.

+ Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì thực hiện việc thông báo trong ngày làm việc tiếp theo.

- Thời hạn giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện:

+ Giải quyết ngay trong ngày tiếp nhận thông tin do UBND cấp xã chuyển đến đối với những trường hợp cá biệt (trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo ).

Nếu tiếp nhận sau 15h thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo.

+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc thông tin qua mạng điện tử do UBND cấp xã chuyển đến.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo thì ngay sau khi tiếp nhận, cơ quan Bảo hiểm thông báo cho UBND cấp xã biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại Cơ quan Bảo hiểm.

+ Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì thực hiện việc thông báo trong ngày làm việc tiếp theo.

Chú ý: Tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương, các đơn vị có thể điều chỉnh thời gian thực hiện các TTHC cho phù hợp nhưng không được vượt quá thời hạn tối đa theo quy định của pháp luật.

 

 

Đối tượng thực hiện

Người có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi tại UBND cấp xã nơi trẻ có cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội, - Cá nhân

 

 

Cơ quan thực hiện

Công an huyện, Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã

 

 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định

Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan công an đăng ký thường trú

 

 

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Không có thông tin

 

 

Cơ quan được ủy quyền

Không có thông tin

 

 

Cơ quan phối hợp

Không có thông tin

 

 

Kết quả thực hiện

1. Giấy khai sinh (Bản chính và bản sao theo số lượng yêu cầu). 2. Sổ hộ khẩu đã đăng ký thường trú cho trẻ em. 3. Thẻ bảo hiểm y tế của trẻ. CHÚ Ý: - Công dân có thể yêu cầu nhận kết quả từng loại thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền (yêu cầu cụ thể khi thực hiện việc nộp hồ sơ) - Công dân có thể yêu cầu nhận kết quả đăng ký khai sinh ngay trong ngày nộp hồ sơ (nếu nộp sau 15 giờ thì nhận kết quả trong ngày làm việc tiếp theo) tại bộ phận Một cửa - UBND cấp xã và các kết quả còn lại sau thời gian quy định. - Công dân có thể nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát kết quả qua đường bưu điện (nếu có và đăng ký khi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã và trả phí theo quy định của cơ quan Bưu điện)

 

 

Căn cứ pháp lý của TTHC

 

 

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của tỉnh hoặc cùng thuộc địa bàn một quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương.

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

 

        Kính gửi: (1)................................................................................................

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: .........................................................................................

Giấy tờ tùy thân: (2)..................................................................................................................

Nơi cư trú: (3)...........................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Quan hệ với người được khai sinh: .........................................................................................

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:....................................................................... ..................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................................ghi bằng chữ:.........................................

.................................................................................................................................................

Nơi sinh: (4).……………………………………………………………..…………………………………………….

Giới tính:....................... Dân tộc: ..................... ...........Quốc tịch: ……………………………………

Quê quán: ................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người cha: …………………………………………………………………..….……………

Năm sinh(5): .......................... Dân tộc: ......................Quốc tịch: ………………………………….…

Nơi cư trú: (3) .............................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: ……………………………………….…………………………….……………

Năm sinh(5): .......................... Dân tộc: ........................Quốc tịch: ………………………………….…

Nơi cư trú: (3) .............................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ........... tháng ......... năm ..............

 

Người đi khai sinh

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

..........................................

          Người cha                             Người mẹ

(Ký, ghi rõ họ, tên)       (Ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

Nơi đăng ký KCB trong thẻ BHYT:............

 


Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội           

                        - Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

   Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

 

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu HK02 ban hành

 theo TT số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014

 

PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU

Kính gửi:…………………...………………..…………………………………........………………………..………………………..………..

I. Thông tin về người viết phiếu báo

1. Họ và tên (1):………………………………...……..………………………………..……..…….…..……………………..……….. 2. Giới tính: ……..……

3. CMND số:…………………………….…………..……..……..……..…… 4. Hộ chiếu số: …………………..…….……………………………....……..

5. Nơi thường trú: ………………...…….…………………..……………………………………………….…………………………………………..……………….

6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …………..………………….……………………………..……...…………………..………….………….…………………………

………………………………………………..………..………………………..…………….……… Số điện thoại liên hệ:………….………………………………

II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

1. Họ và tên (1):…………………...……………………..….…..……………………………………………………………….. ………2. Giới tính: ……..……

3. Ngày, tháng, năm sinh:……….…/……..……/………..………4. Dân tộc: ………………. .5. Quốc tịch.…….………………….…….

6. CMND số:…………………..……………………….……………………..…… 7. Hộ chiếu số: ………………………..…….……………..………….…

8. Nơi sinh: …………………….…………..………………….…………………………………….……………………………………………….………..…….…………

9. Quê quán: …………………….…………..……………….…………………………………….………………………………………………………..…….…………

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……………………………………………………………………………………………………………………………..

11. Nơi thường trú: ……………...………..…………………………….……………………………………………………………………………..…….………….

12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ……..…….….……………..………..………..…………………….…………………………………………………….…………

………………………………….…………….….………….……………………….…...……..…… Số điện thoại liên hệ:………….……..…………………………

13. Họ và tên chủ hộ:…………..………….………..……………………………….…….…………..14. Quan hệ với chủ hộ:………........…..

15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (2):………..……………….……..….……………………………...…………..……………………….

…………………………………………………………………………….………………………………………………………..……………..…………………………………….

16. Những người cùng thay đổi:

 

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm   sinh

Giới tính

Nơi sinh

Nghề nghiệp

Dân

tộc

Quốc

tịch

CMND số

(hoặc  Hộ  chiếu  số)

Quan hệ với  người có  thay đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…….………...,ngày………...tháng………...năm………...

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3)

(Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)

 

…….………...,ngày………...tháng………...năm………...

NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN (4):………………………….…………………………………………………..

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

.…………………………………………………………….………………………….………………….…………..…………………………………………………………………

 

 

……….……...ngày ………tháng………..năm…….……

TRƯỞNG CÔNG AN:………………………………………..

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 (1) Viết chữ in hoa đủ dấu

(2) Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu …

(3) Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.

(4) Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việc công dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất


Thủ tục số 39. Liên thông các thủ tục hành chính về Đăng ký khai sinh - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi (trường hợp trẻ có cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng không có đăng ký thường trú mà chỉ có đăng ký tạm trú trên địa bàn cấp huyện)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (Bộ phận Một cửa) - UBND cấp xã.

Bước 2: Cán bộ Một cửa kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc tiếp nhận đối với hồ sơ đảm bảo yêu cầu theo quy định; ghi giấy hẹn cho công dân.

- Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Bước 3: Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ tới cơ quan chuyên môn theo quy định.

Cụ thể:

- Chuyển hồ sơ tới cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thực hiện việc cấp đăng ký khai sinh ;

- Sau khi nhận kết quả đăng ký khai sinh từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch (01 bản chính và 01 bản sao Giấy khai sinh), cán bộ Một cửa lập hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

Bước 4:

- Bảo hiểm xã hội cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, file đính kèm do UBND cấp xã gửi bằng giao dịch điện tử qua đường mạng internet; kiểm tra nếu đúng thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế và thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký cấp thẻ BHYT và biên bản tiếp nhận hồ sơ lại cho UBND cấp xã, sau khi hồ sơ giải quyết xong cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo kết quả và giấy tờ kèm theo gửi UBND cấp xã.

- Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì cần thông báo tới UBND cấp xã để kịp thời thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 5: Sau khi nhận kết quả từ BHXH cấp huyện, bộ phận Một cửa tiếp nhận, vào sổ và chuyển trả kết quả cho công dân theo thời gian quy định (Giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế).

Chú ý:

Trường hợp công dân có yêu cầu thực hiện nhận kết quả từng loại thủ tục trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết (nhận Giấy khai sinh tại UBND cấp xã; nhận Thẻ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện) thì khi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã phải yêu cầu cụ thể để ghi vào Phiếu hẹn.

Trường hợp công dân yêu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện thì khi nộp hồ sơ công dân đăng ký tại Bộ phận Một cửa và nhận kết quả tại nhà theo yêu cầu.

Cách thức thực hiện

Cách 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ liên thông trực tiếp tại bộ phận Một cửa - UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của cha /mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

Cách 2: Trường hợp người có yêu cầu thực hiện liên thông không trực tiếp nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay tại bộ phận Một cửa - UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của cha /mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

- Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.

- Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.

Chú ý: Công dân có thể lựa chọn việc thực hiện các thủ tục này theo hình thức liên thông hoặc thực hiện từng thủ tục riêng lẻ.

Thành phần hồ sơ

STT

Loại giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

1

1. Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu);

1

2

2. Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; - Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. - Trường hợp khai sin

 cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

1

3

3. Tiếp nhận yêu cầu của người dân về việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi nhận lên Tờ khai đăng ký khai

sinh; Danh sách người tham gia BHYT theo (Mẫu D03-TS).

1

4

4. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

1

5

B. GIẤY TỜ PHẢI XUẤT TRÌNH 1. Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; 2. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). 3. Bản sao chứng thực hoặc bản photo (có kèm theo bản chính để đối chiếu) Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của cha, mẹ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (trường hợp trẻ đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của cha mẹ hoặc của cha hoặc của mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, chăm sóc). CHÚ Ý - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ, công chức Một cửa sẽ phân loại và chuyển các giấy tờ cần thiết tới các cơ quan thực hiện thủ tục trong quá trình liên thông Cụ thể: 1. Hồ sơ đăng ký khai sinh chuyển cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã gồm: giấy tờ số 1 và số 2 trong thành phần hồ sơ giấy tờ phải nộp. 2. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế (thực hiện sau khi nhận được Giấy khai sinh và 01 bản sao Giấy khai sinh từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã) gồm: file đính kèm do UBND cấp xã gửi bằng giao dịch điện tử qua đường mạng internet (chuyển trước); Bản sao Giấy khai sinh và Danh

sách người tham gia BHYT theo (Mẫu D03-TS) chuyển sau.

Số bộ hồ sơ

01

Phí

Mô tả

Mức phí

1. Mức thu lệ phí:

- Miễn lệ phí đối với việc cấp Giấy khai sinh và Thẻ bảo hiểm y tế. - Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch: 8.000 đồng/bản sao trích lục/ sự kiện hộ tịch đã đăng ký * Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là Phí cấp bản sao Trích lục hộ tịch (Theo Nghị Quyết 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội) - Miễ

 lệ phí đăng ký thường trú lần đầu. - Những trường hợp đăng ký thường trú còn lại thu lệ phí theo quy định hiện hành.

2. Những trường hợp miễn hoặc không thu lệ phí:

- Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; - Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, thực hiện tại UBND cấp xã.

Lệ phí

Không có thông tin

Mức giá

Không có thông tin

Thời hạn giải quyết

1. Thời hạn thực hiện tổng thể

- Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ hoặc thông tin không đảm bảo theo quy định, Bộ phận 1 cửa của UBND cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu cơ quan Bảo hiểm xã hội thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.

- Trường hợp trụ sở UBND cấp xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện từ 50 km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa có kết nối internet thì thời hạn trả kết quả được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

2. Thời hạn cụ thể của từng thủ tục trong quá trình thực hiện liên thông tại các đơn vị:

- Thời hạn giải quyết thủ tục khai sinh của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã:

+ Giải quyết ngay trong ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.

- Thời hạn lập hồ sơ chuyển cơ quan công an cấp huyện và Bảo hiểm xã hội cấp huyện của cán bộ, công chức 1 cửa: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký khai sinh (01 bản chính và 02 bản sao Giấy khai sinh) từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch.

- Thời hạn giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện:

+ Giải quyết ngay trong ngày tiếp nhận thông tin do UBND cấp xã chuyển đến đối với những trường hợp cá biệt (trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo ).

Nếu tiếp nhận sau 15h thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo.

+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc thông tin qua mạng điện tử do UBND cấp xã chuyển đến.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo thì ngay sau khi tiếp nhận, cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo cho UBND cấp xã biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại Cơ quan Bảo hiểm xã hội.

+ Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì thực hiện việc thông báo trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối tượng thực hiện

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện

Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã

Cơ quan có thẩm quyền quyết định

Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

UBND cấp xã

Cơ quan được ủy quyền

Không có thông tin

Cơ quan phối hợp

Không có thông tin

Kết quả thực hiện

1. Giấy khai sinh (Bản chính và bản sao theo số lượng yêu cầu). 2. Thẻ bảo hiểm y tế của trẻ. CHÚ Ý: - Công dân có thể yêu cầu nhận kết quả từng loại thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền (yêu cầu cụ thể khi thực hiện việc nộp hồ sơ) - Công dân có thể yêu cầu nhận kết quả đăng ký khai sinh ngay trong ngày nộp hồ sơ (nếu nộp sau 15 giờ thì nhận kết quả trong ngày làm việc tiếp theo) tại bộ phận 1 cửa - UBND cấp xã và các kết quả còn lại sau thời gian quy định. - Công dân có thể nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát kết quả qua đường bưu điện (đăng ký khi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã và trả phí theo quy định của cơ quan Bưu điện)

Căn cứ pháp lý của TTHC

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cùng thuộc địa bàn một quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

 

        Kính gửi: (1)................................................................................................

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: .........................................................................................

Giấy tờ tùy thân: (2)..................................................................................................................

Nơi cư trú: (3)...........................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Quan hệ với người được khai sinh: .........................................................................................

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:....................................................................... ..................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................................ghi bằng chữ:.........................................

.................................................................................................................................................

Nơi sinh: (4).……………………………………………………………..…………………………………………….

Giới tính:....................... Dân tộc: ..................... ...........Quốc tịch: ……………………………………

Quê quán: ................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người cha: …………………………………………………………………..….……………

Năm sinh(5): .......................... Dân tộc: ......................Quốc tịch: ………………………………….…

Nơi cư trú: (3) .............................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: ……………………………………….…………………………….……………

Năm sinh(5): .......................... Dân tộc: ........................Quốc tịch: ………………………………….…

Nơi cư trú: (3) .............................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ........... tháng ......... năm ..............

 

Người đi khai sinh

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

..........................................

          Người cha                             Người mẹ

(Ký, ghi rõ họ, tên)       (Ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

Nơi đăng ký KCB trong thẻ BHYT:............

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội           

                        - Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

   Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

 

Thủ tục số 40. Thủ tục thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải

Trình tự thực hiện

- Trong trường hợp hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận hòa giải viên.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận hòa giải viên xem xét, có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm theo hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định hỗ trợ; trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

- Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chi tiền hỗ trợ.

Cách thức thực hiện

- Hồ sơ nộp trực tiếp.

- Nộp qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ

STT

Loại giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

1

- Giấy đề nghị hỗ trợ của hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng có xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại là tổ trưởng tổ hòa giải. Giấy đề nghị hỗ trợ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người yêu cầu hỗ trợ; lý do yêu cầu hỗ trợ; - Biên bản xác nhận tình trạng của hòa giải viên bị tai nạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp); - Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp); - Văn bản, giấy tờ hợp lệ về thu nhập thực tế theo tiền lương, tiền công hằng tháng của người bị tai nạn có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp), bao gồm: Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động hoặc bản kê có thu nhập thực tế của hòa giải viên bị tai nạn và các giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế hợp pháp khác (nếu có); - Giấy chứng tử (trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng; bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp).

Số bộ hồ sơ

01 bộ hồ sơ

Phí

Không có thông tin

Lệ phí

Không có thông tin

Mức giá

Không có thông tin

Thời hạn giải quyết

- Thời hạn UBND cấp xã xem xét, đề nghị UBND cấp huyện giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thời hạn Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thời hạn UBND cấp xã chi tiền hỗ trợ: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định của UBND cấp huyện.

Đối tượng thực hiện

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện

UBND cấp xã/phường

Cơ quan có thẩm quyền quyết định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Không có thông tin

Cơ quan được ủy quyền

Không có thông tin

Cơ quan phối hợp

Không có thông tin

Kết quả thực hiện

Quyết định hỗ trợ/ Văn bản trả lời trong trường hợp không hỗ trợ.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

Hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở

 

 

Thực hiện: 

Ban VHTT phường Hà Cầu

Viết bình luận

Xem thêm tin tức