Niêm yết công khai TTHC thuộc lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội (1-10)

UBND phường Hà Cầu công khai kết quả rà soát, tổng hợp 50 TTHC thuộc lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội đang được thực hiện tại bộ phận "Một cửa" của UBND phường.

Phần 1: Từ thủ tục số 1 đến thủ tục số 10

1. Thủ tục: Xác nhận liệt sỹ

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.

Trường hợp mất tin, mất tích thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng có trách nhiệm làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 9 Điều 4 của Thông tư số 05 gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 31.

+ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ làm căn cứ cấp giấy báo tử có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy báo tử và chuyển hồ sơ xác nhận liệt sĩ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

+ Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định.

+ Bước 4: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công".

+ Bước 5: Sau khi Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc có trách nhiệm chuyển hồ sơ và Bằng đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan cấp giấy báo tử.

+ Bước 6: Cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận Bằng và hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng cho thân nhân, bàn giao hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân cư trú để thực hiện chế độ để thực hiện chế độ.

b. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3 Thông tư 05)

+ Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử (quy định tại Điều 4, Thông tư 05)

+ Giấy báo tử (Mẫu LS1 Thông tư số 05)

d. Thời hạn giải quyết:40 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tất cả

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Thủ tướng Chính phủ

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” và Bằng “Tổ quốc ghi công”.

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu LS3

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 + Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

+ Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

+ Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.

Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;

+ Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;

+ Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

+ Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

+ Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:

Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.

Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

+ Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai./.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân.

Mẫu LS3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp mất tin, mất tích

Kính gửi: …………………….(*)………………………

1. Phần khai về người mất tin, mất tích:

Họ và tên: …………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………………………………………….. Nam/Nữ:         

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Nơi cư trú trước khi mất tin, mất tích: .............................................................................

Cơ quan, đơn vị quản lý trước khi mất tin, mất tích: ....................................................

Thời điểm mất tin, mất tích: .............................................................................................

2. Phần khai đối với đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng:

Họ và tên: ……………………………………………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………………….. Nam/Nữ:

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Trú quán: .............................................................................................................................

Mối quan hệ với người mất tin, mất tích: .......................................................................

Nguồn tin cuối cùng nhận được về người mất tin, mất tích (kèm theo nếu có) ………………………. …………………………………………………………………..

Đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với ông (bà) ………………………………………../.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………….
Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại……………………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú: (*) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử

 

2. Thủ tục: Xác nhận liệt sỹ đối với người thuộc lực lượng quân đội, công an hy sinh trong chiến tranh từ 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

a. Trình tự thực hiện:

 + Bước 1: Đại diện thân nhân người hy sinh lập hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an.

+ Bước 2: UBND cấp xã đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận liệt sĩ; niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân (thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày). Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai. Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo. Gửi biên bản họp Hội đồng, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc công an).

+ Bước 3: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện kiểm tra hồ sơ, xác định tính pháp lý của các giấy tờ làm căn cứ đề nghị báo tử xác nhận liệt sĩ; nếu đủ điều kiện thì gửi hồ sơ đến Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Công an cấp tỉnh.                                                                                                                          

+ Bước 4: Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (Bộ Tư lệnh Thủ đô) hoặc Công an cấp tỉnh kiểm tra, đủ điều kiện thì cấp Giấy báo tử gửi kèm hồ sơ đến Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (qua Cục Chính trị Quân khu) hoặc Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

+ Bước 5: Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.

+ Bước 6: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có công văn đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

b. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS). Trường hợp người tham gia quân đội, công an từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nông trường, lâm trường thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị trước khi tham gia quân đội, công an để Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh làm cơ sở lập hồ sơ.

+ Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

+Trường hợp người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.

d. Thời hạn giải quyết:Không quy định

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: thân nhân ngươi hy sinh

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Công an huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Chính sách, Bộ Công an, Hội cựu thanh niên xung phong

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Thủ tướng Chính phủ

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận liệt sĩ

- Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu LS

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

+ Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

Mẫu LS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận liệt sĩ

Kính gửi:…………………………………

1. Phần khai cá nhân

Họ và tên: …………………………………………….Năm sinh...................................

Nguyên quán:...........................................................................................................

Trú quán:..................................................................................................................

Mối quan hệ với người hy sinh:...............................................................................

2. Phần khai về người hy sinh

Họ và tên: ………………………………………Năm sinh...........................................

Nguyên quán:...........................................................................................................

Trú quán:..................................................................................................................

Địa phương, cơ quan, đơn vị trước khi nhập ngũ hoặc tham gia cách mạng:........

Hy sinh ngày……tháng……năm……..;

Cấp bậc chức vụ khi hy sinh:...................................................................................

Đơn vị, cơ quan khi hy sinh:....................................................................................

Nơi hy sinh:.............................................................................................................

Trường hợp hy sinh:................................................................................................

Nguồn tin cuối cùng nhận được (nếu có) và giấy tờ gửi kèm theo gồm:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

................................................................................................................................ /.

 

Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý)

(Xác nhận phần khai cá nhân tại Điểm 1)

Ngày..... tháng.... năm….
(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày.... tháng.... năm….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Ghi rõ mối quan hệ với người tham gia CM: cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người thờ cúng;

Nơi hy sinh ghi rõ thôn hoặc xóm, xã, huyện, tỉnh;

Đơn vị hy sinh ghi rõ từ cấp Đại đội trở lên (đối với quân đội, công an) hoặc trung đội (đối với dân quân, du kích).

 

3. Thủ tục: Xác nhận liệt sỹ đối với người không thuộc lực lượng quân đội, công an hy sinh trong chiến tranh từ 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đại diện thân nhân người hy sinh lập hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người hy sinh.

+ Bước 2: UBND cấp xã đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận liệt sĩ (trường hợp người hy sinh là Thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội cựu Thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc Thanh niên xung phong cùng cấp); niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai. Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo. Gửi biên bản họp Hội đồng, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).

+ Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt; căn cứ biên bản xét duyệt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy báo tử đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;

Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy báo tử thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP (người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy báo tử, nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy báo tử).

Chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 6: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, lập tờ trình và danh sách trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

b. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS).

+ Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

+Trường hợp người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.

d. Thời hạn giải quyết:Không quy định

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: thân nhân ngươi hy sinh

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Thủ tướng Chính phủ

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người hy sinh.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận liệt sĩ

- Bằng “Tổ quốc ghi công”

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu TQ1

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

+ Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

 Mẫu TQ1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI BẰNG “TỔ QUỐC GHI CÔNG”

Kính gửi: …………………(1)……………………

Họ và tên: ………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm …………… Nam/Nữ: ……………………..

Nguyên quán: ……………………………………………………………………………..

Trú quán: ……………………………………………………………………………..

Mối quan hệ với liệt sĩ: ……………………………….. (2) …………………………….

Đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với liệt sĩ.

Họ và tên liệt sĩ: ……………………………………………………………

Sinh ngày... tháng ... năm …………… Nam/Nữ: ……………….

Nguyên quán: ………………………………………………………………………………

Hy sinh ngày ... tháng ... năm ...

Cấp bậc/Chức vụ khi hy sinh: ……………………………………………

Bằng Tổ quốc ghi công số: …………… theo Quyết định: ………......... ngày …….. tháng …… năm ………………. của …………

Lý do đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”:………………………………………

……………………………………………………………………………………………/.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………………….
Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ……………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Sở LĐTBXH nơi đang quản lý hồ sơ liệt sĩ

(2) Ghi rõ mối quan hệ với LS hoặc người được đảm nhiệm thờ cúng liệt sĩ

 

4. Thủ tục: Đổi hoặc cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị      .

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày xác nhận vào đơn đề nghị, tổng hợp và lập danh sách gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày có trách nhiệm lập và gửi danh sách đổi hoặc cấp lại Bằng đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30  ngày có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ liệt sĩ, lập danh sách liệt sĩ có đầy đủ thông tin gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) kèm công văn đề nghị.

          Bước 5: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm in Bằng, gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ.

          + Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận Bằng "Tổ quốc ghi công" từ Cục Người có công để chuyển đến gia đình liệt sĩ.

b. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị (Mẫu TQ1);

+ Danh sách đề nghị đổi hoặc cấp lại Bằng "Tổ quốc ghi công" (Mẫu TQ2).

d. Thời hạn giải quyết:40 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người có công, thân nhân người có công

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Thủ tướng Chính phủ

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Bằng "Tổ quốc ghi công".

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu TQ1, TQ2

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân.

Mẫu TQ1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI BẰNG “TỔ QUỐC GHI CÔNG”

Kính gửi: …………………(1)……………………

Họ và tên: ………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm …………… Nam/Nữ: ……………………..

Nguyên quán: ……………………………………………………………………………..

Trú quán: ……………………………………………………………………………..

Mối quan hệ với liệt sĩ: ……………………………….. (2) …………………………….

Đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với liệt sĩ.

Họ và tên liệt sĩ: ……………………………………………………………

Sinh ngày... tháng ... năm …………… Nam/Nữ: ……………….

Nguyên quán: ………………………………………………………………………………

Hy sinh ngày ... tháng ... năm ...

Cấp bậc/Chức vụ khi hy sinh: ……………………………………………

Bằng Tổ quốc ghi công số: …………… theo Quyết định: ………......... ngày …….. tháng …… năm ………………. của …………

Lý do đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”:………………………………………

……………………………………………………………………………………………/.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………………….
Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ……………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Sở LĐTBXH nơi đang quản lý hồ sơ liệt sĩ

(2) Ghi rõ mối quan hệ với LS hoặc người được đảm nhiệm thờ cúng liệt sĩ

 

5. Thủ tục: Trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

+ Bước 2: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

+ Bước 3: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

+ Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư 08).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

b. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã):

 Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP;  Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08).

+ Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1C)

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài các giấy tờ quy định trên, phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên (bản chính).

d. Thời hạn giải quyết:25 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của TNXP

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Nội Vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định trợ cấp hàng tháng.

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu 1C

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Đối tượng được xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng là TNXP tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/07/2011 quy định về chế độ thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

- Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/04/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Mẫu số 1C

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong

Họ và tên ……………………………….……… Năm sinh …………………………….

Nguyên quán………………………………………………………..……………………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………..

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)…………………….

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị …………………………….

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ……… 

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:.............................................................................

...............................................................................................................................................

Hoàn cảnh gia đình và bản thân hiện nay:

- Cô đơn, không chồng (vợ), con: ………………………………………………………

- Tình trạng sức khỏe………………………………………………………………………

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với TNXP theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

6. Thủ tục: Trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

+ Bước 2: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

+ Bước 3: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

+ Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư 08).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

+ Bước 1: Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ cho  Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

+ Bước 2: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

+ Bước 3: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

+ Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư 08).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần (lập theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 08) kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

b. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã):

 Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP;  Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08).

+ Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B)

d. Thời hạn giải quyết:25 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của TNXP

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Nội Vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định trợ cấp một lần.

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu 1C

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/07/2011 quy định về chế độ thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

- Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/04/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

Mẫu số 1A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong

Họ và tên ……………………………………….……… Năm sinh ………………………

Nguyên quán…………………………………………………………………..…………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………..

cấp ngày ………tháng………năm………… nơi cấp (tỉnh)……………………………….

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ……………………………….

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ……… 

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:.............................................................................

...............................................................................................................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 1B

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần

Họ và tên người đứng khai………………… Năm sinh ……………………………..

Nguyên quán…………………………………………………………..……………………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số …………………………………………………………………..

cấp ngày ………tháng………năm………… nơi cấp (tỉnh)……………………………….

Là (ghi rõ mối quan hệ) …………………………………………..…………………......

Đối với ông (bà) ……………………………………………..…………………............

Nguyên quán………………………………………………………..……………………

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ………………………………….

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ………

Đã chết ngày…… tháng…… năm ………

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đã hưởng chế độ chính sách:.................................................................................................

...............................................................................................................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

7. Thủ tục: Giải quyết chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Bà mẹ VNAH lập bản khai cá nhân kèm bản sao quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hoặc đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm biên bản ủy quyền gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

 + Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm xác nhận bản khai kèm bản sao quyết định phong tặng/ truy tặng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm bản sao quyết định.

  + Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm lập danh sách kèm bản khai cá nhân và bản sao quyết định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ra quyết định phụ cấp hàng tháng, trợ cấp người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

b. Cách thức thực hiện:nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân (Mẫu BM1 hoặc BM2 Thông tư số 05);

+ Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

+ Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).

* Số lượng hồ sơ:      01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định phụ cấp, trợ cấp người phục vụ, Quyết định trợ cấp một lần

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Mẫu BM1 hoặc BM2 Thông tư số 05, Mẫu UQ

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân.

Mẫu BM1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng

 

Họ và tên: ………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Trú quán: .............................................................................................................................

Được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo Quyết định số ngày ... tháng ... năm ... của Chủ tịch nước./.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………….Ông (bà) ………………. …………………… hiện cư trú tại …………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 Mẫu BM2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1. Phần khai về Bà mẹ Việt Nam anh hùng:

Họ và tên: ……………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Đã chết ngày …. tháng ….. năm …………….

Được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo Quyết định số ngày...tháng...năm... của Chủ tịch nước.

2. Phần khai đối với thân nhân hoặc người thờ cúng

Họ và tên: ………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………….. Nam/Nữ: ………………..

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Trú quán: .............................................................................................................................

Mối quan hệ với bà mẹ: .................................................................................................. /.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ………………
Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại ……………………………………….

…………………………………………..

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

8. Thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sỹ

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền, bản sao Bằng "Tổ quốc ghi công" và các giấy tờ cần thiết (tùy từng diện đối tượng) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

+  Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản khai và các giấy tờ hợp lệ kèm theo có trách nhiệm chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ và gửi các giấy tờ kèm theo đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ kèm theo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

 b. Cách thức thực hiện:nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy báo tử (Mẫu LS1 Thông tư số 05)

+ Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”

+ Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền các trường hợp sau:

Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có đề nghị bằng văn bản của gia đình, họ tọc liệt sĩ, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận

Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.

  Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

 Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản của Hội đồng y khoa cấp tỉnh.

Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người thờ cúng lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

* Số lượng hồ sơ:      01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: đại diện thân nhân

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu LS4

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không quy định

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân.

Mẫu LS4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN KHAI TÌNH HÌNH THÂN NHÂN LIỆT SĨ

Họ và tên: ……………………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm …………………………………………………………… Nam/Nữ:       

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Trú quán: .............................................................................................................................

Mối quan hệ với liệt sĩ: .....................................................................................................

Họ và tên liệt sĩ: ………………………………………………….. hy sinh ngày ... tháng ... năm ….

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Bằng Tổ quốc ghi công số ………………………………………………. theo Quyết định số ……… ngày …… tháng ... năm ... của Thủ tướng Chính phủ.

Liệt sĩ có những thân nhân sau:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Mối quan hệ với liệt sĩ

Nghề nghiệp

Chỗ ở hiện nay (Nếu chết ghi rõ thời gian)

Hoàn cảnh hiện tại (*)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………………….

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(*) Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại: cô đơn không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, đi học, khuyết tật...

 

9. Thủ tục: Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người thờ cúng liệt sĩ lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú các giấy tờ sau: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; Biên bản ủy quyền.

 + Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

  + Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

  + Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.

 b. Cách thức thực hiện:nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+  Đơn đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu LS7 Thông tư số 05).

+ Biên bản Ủy quyền;

  + Hồ sơ liệt sĩ.

* Số lượng hồ sơ:      01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu LS7, Mẫu UQ

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân.

Mẫu LS7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THỜ CÚNG LIỆT SĨ

Kính gửi: …………………………………………………

Họ và tên: …………………………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………………………………………… Nam/Nữ:           

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Trú quán: .............................................................................................................................

Mối quan hệ với liệt sĩ: .....................................................................................................

Được gia đình, họ tộc ủy quyền thờ cúng:

Liệt sĩ ...................................................................................................................................

Nguyên quán: .....................................................................................................................

Bằng “Tổ quốc ghi công” số …………………………………….. theo Quyết định số: ………………… ngày ... tháng ... năm... của Thủ tướng Chính phủ.

Các giấy tờ kèm theo đơn: .............................................................................................. /.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………………….
Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại …… ……………………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

10. Thủ tục: Bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sỹ

a. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị bổ sung tình hình thân nhân lập bản khai (Mẫu 5) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

b. Cách thức thực hiện:nộp hồ sơ trực tiếp

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, biên bản của gia đình hoặc họ tộc;

+ Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

* Số lượng hồ sơ:      01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Nội Vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội cựu thanh niên xung phong

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Hồ sơ liệt sĩ được bổ sung thông tin

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân, Mẫu UQ

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM

- Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXHngày 30/07/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013hướng dẫn ưu đãi NCCVCM.

 

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu 5

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 16/2014/TT-BLĐTBXH

ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN

TRONG HỒ SƠ LIỆT SĨ

 

Kính gửi: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

              ……………(1)……………………

Họ và tên người đề nghị:…………………………………..

Nam/nữ:………………

Sinh ngày ……... tháng …... năm ... .…….…

Nguyên quán: …………………………………………….………..…………………

Trú quán: ……………………………….……………….……………………………

Quan hệ với liệt sĩ: ………………………..…………………………………………

I. Thông tin về liệt sĩ:

Họ và tên liệt sĩ: ………………………………………………………………………

Nguyên quán:………………………………………………………………………….

Chức vụ:……………………………………………………………………………….

Hy sinh:         ngày ….. tháng….. năm……….

Bằng Tổ quốc ghi công số: ……..…Quyết định số ……. ngày….. tháng…. năm…..

Tình hình thân nhân ghi trong hồ sơ liệt sĩ: ……………………………………….…….....

…………………...................................................................................................................

II. Tình hình thân nhân đề nghị bổ sung:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Mối quan hệ với liệt sĩ

Chỗ ở hiện nay

(nếu chết ghi rõ thời gian)

Hoàn cảnh hiện tại

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các giấy tờ kèm theo có liên quan đến việc bổ sung tình hình thân nhân: ……………..…

……………………………………………………………………………………………..

…, ngày…tháng…năm…

…, ngày…tháng…năm…

Xác nhận của xã, phường……………     

Ông (bà)…………………………hiện cư trú tại………………………………………………..

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ và  tên)

TM.UBND

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: (1): Nơi trực tiếp thực hiện chế độ

Thực hiện: 

Ban VHTT phường Hà Cầu

Viết bình luận

Xem thêm tin tức